Bị viêm phế quản kiêng ăn gì? 10 thực phẩm nên tránh xa
Viêm phế quản là một trong những căn bệnh mà hầu hết chúng ta đều dễ mắc phải trong những tháng mùa đông lạnh giá. Do đó việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học sẽ góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống lại những viêm nhiễm gây bệnh cho đường hô hấp. Vậy khi bị viêm phế quản kiêng ăn gì? Dưới đây là 10 thực phẩm nên tránh mà người bệnh cần lưu ý.
Chế độ ăn quan trọng như thế nào đối với viêm phế quản?
Viêm phế quản là một bệnh lý thường gặp về đường hô hấp mà trong đó các ống phế quản mang không khí tới phổi bị nhiễm trùng và sưng lên. Nó cũng tạo ra chất nhầy, chủ yếu ở đường thở và khiến chúng ta khó thở bình thường và ho liên tục dai dẳng khi bị ảnh hưởng.
Viêm phế quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ nhiễm vi khuẩn, vi rút đến dị ứng và ô nhiễm không khí. Nhưng cho dù bệnh viêm phế quản của bạn là cấp tính hay mãn tính thì chế độ ăn lành mạnh và phù hợp cho bệnh viêm phế quản có thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần. Do đó, bản thân mỗi người bệnh nên tìm hiểu những loại thực phẩm nào nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày và thực phẩm nên tránh. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cũng hỗ trợ chống lại tình trạng viêm nhiễm làm hẹp, tắc nghẽn đường dẫn khí. Vậy bị viêm phế quản không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Bị viêm phế quản kiêng ăn gì?
Khi không may mắc phải viêm phế quản, hệ hô hấp lúc này vô cùng nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là thực phẩm tiêu thụ hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc.
Vậy viêm phế quản nên kiêng những gì ?
-
Thực phẩm mặn, nhiều muối
Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối có thể khiến tình trạng viêm đường phế quản nặng hơn và gây rối loạn huyết áp. Bởi nếu hàm lượng natri trong cơ thể cao hơn so với bình thường sẽ gây ứ nước ở các mô phế quản, dẫn tới tăng lượng chất nhầy và làm người bệnh khó thở và ho nhiều hơn.
Tránh sử dụng thực phẩm nhiều muối
Để giảm lượng natri nạp vào, hãy kiểm tra nhãn trên thực phẩm bạn mua để xác nhận rằng chúng không chứa hơn 300 miligam muối mỗi khẩu phần.
-
Sản phẩm từ sữa
Ngoại trừ sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp giảm các triệu chứng viêm phế quản thì những sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa nguyên chất có chứa hàm lượng chất béo cao có thể làm tình trạng viêm phế quản nặng hơn.
Bên cạnh đó, khi cơ thể tiêu hóa các sản phẩm này sẽ xúc tác cho quá trình phân hủy tiêu hóa sữa gọi là casomorphin. Điều này sẽ gây tăng lượng đờm, chất nhầy do cơ thể sản sinh và làm tăng cơn ho, gây thở khò khè.
Người bệnh có thể thay đường lactose bằng sữa hạnh nhân, yến mạch hoặc sữa đậu nành để sử dụng.
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo
Một số đồ ăn như khoai tây chiên, gà rán,...cùng nhiều món ăn dầu mỡ chứa chất béo khác có thể khiến cho đờm của cổ ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó chúng còn dễ gây đầy hơi chứng bụng và làm hạn chế đường thở.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế lại
-
Thịt chế biến sẵn và thịt đỏ
Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến không phải là thực phẩm nên ăn khi bạn bị viêm phế quản. Trong một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2017 trên Tạp chí của Trường Cao đẳng Dinh dưỡng Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ăn những thực phẩm này có khả năng làm tăng tình trạng viêm đường thở.
Do đó thay vì ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn, hãy thử các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ. Bởi các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc tiêu thụ cá có mối tương quan nghịch với nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bao gồm cả viêm phế quản mãn tính.
-
Nước ngọt có ga
Trong một số loại nước ngọt như soda có chứa carbon dioxide để tạo thành gas và có thể gây đầy hơi và chướng bụng khiến bạn khó thở. Ngoài ra, hàm lượng đường cao có thể làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến tăng cân, cả hai đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD.
-
Đồ ngọt
Theo một số nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã chứng minh rằng việc ăn thực phẩm nhiều đường có thể gây tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Đặc biệt hàm lượng fructose càng cao thì sẽ càng gây tắc nghẽn đường thở hơn. Bên cạnh đó nhiều món ăn tráng miệng còn chứa carbohydrate đã qua chế biến và tinh chế, ít chất dinh dưỡng tăng cường cho sức khỏe.
Mà trẻ em lại cực kỳ thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, bánh kem, do đó bố mẹ cần lưu ý để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho bé, có thể dùng hoa quả hoặc nước trái cây tươi để bổ sung lượng đường cùng với vitamin và chất xơ.
-
Đồ ăn cay nóng
Một số gia vị cay như tiêu, ớt có thể gây kích thích niêm mạc phế quản và gây ngứa cổ họng, đau rát. Vì thế, người bệnh bị viêm phế quản không nên ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng nhé.
Đồ ăn nhiều cay có thể gây kích ứng niêm mạc phế quản
-
Hải sản hoặc thực phẩm có mùi tanh
Hải sản và các loại thực phẩm có mùi hôi như cá, tôm, mực, hành, tỏi và cải ngọt có thể gây kích ứng và tăng triệu chứng viêm phế quản. Hạn chế tiếp xúc với những mùi hôi mạnh này có thể giúp giảm triệu chứng.
-
Rượu bia
Rượu và bia có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng triệu chứng viêm phế quản. Chúng có thể tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày và tạo ra một môi trường không thuận lợi cho quá trình lành tổn.
Bên cạnh đó, chúng còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. Điều này có thể làm tăng tình trạng viêm phế quản và gây phiền hà cho hệ thống hô hấp.
-
Đồ chua chát
Thực phẩm chua và chát có thể gây kích ứng niêm mạc hệ hô hấp và làm tăng triệu chứng viêm phế quản. Các chất chua như axit citric trong các loại trái cây chua có thể gây kích ứng và tăng sự viêm nhiễm.
Suy cho cùng, sức khỏe tốt chính là món quà lớn nhất mà chúng ta nhận được, một khi đã mất đi thì rất khó lấy lại được. Sau khi đã có thêm thông tin về vấn đề “Bị viêm phế quản kiêng ăn gì”, nếu có bất cứ điều gì mà có thể cải thiện sức khỏe của mình, người bệnh hãy thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất. Liên hệ với An Phế Thái Minh qua hotline 18001074 để có thể được tư vấn kỹ càng nhất nhé!
Bài viết liên quan