Thông tin sức khoẻ

Mẹo Trị Ho Khan Ngứa Cổ Tại Nhà Theo Gợi ý Của Chuyên Gia

Ho khan và ngứa cổ là hai triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.  Việc trị liệu ho khan và ngứa cổ không chỉ là để giảm cảm giác khó chịu mà còn để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn có thể xuất phát từ các triệu chứng này. Cùng tìm hiểu một số mẹo trị ho khan ngứa cổ dưới đây nhé!

Tổng hợp các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên hiệu quả khi giao mùa

Viêm đường hô hấp trên thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Để khắc phục điều này, ngoài việc áp dụng các mẹo chữa trị tại nhà, người bệnh có thể tìm đến những bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một số bài thuốc đang được áp dụng và đem lại hiệu quả cao, bạn đừng bỏ lỡ nhé! Viêm đường hô hấp trên là gì? Trước khi trả lời cho câu hỏi viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về bệnh lý này. Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan của hệ hô hấp bao gồm mũi, hầu họng, xoang và thanh quản. Vì đây là những cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp có chức năng lấy  không khí, lọc và làm ấm trước khi đưa khí vào phổi nên rất dễ tiếp xúc với các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, bụi bẩn… Viêm đường hô hấp trên là gì? Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, phổ biến nhất vẫn là do virus và liên cầu khuẩn. Mỗi nguyên nhân thường có những triệu chứng và phác đồ điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt để có hướng chữa trị phù hợp. Khi nào nên sử dụng thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên? Thông thường với những người bệnh có sức đề kháng tốt, các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên sẽ tự khỏi theo thời gian trong vòng 1 - 2 tuần mà không cần sử dụng thuốc. Song với những trường hợp người có hệ miễn dịch kém, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ lớn hơn 2 tuổi hay phụ nữ mang thai thì nên điều trị bệnh bằng thuốc để tránh những biến chứng khó lường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể.  Các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên hiện nay Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh để lựa chọn cách điều trị phù hợp, cụ thể là: Điều trị bằng thuốc Tây y Viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do virus gây nên, vì vậy chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể điều trị triệt để và phòng tránh bệnh tái phát.  Những loại thuốc viêm đường hô hấp trên dưới đây chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh Thuốc hạ sốt, giảm đau Triệu chứng thường gặp nhất ở viêm đường hô hấp chính là sốt. Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ nên sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, aspirin và các NSAIDs. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một số loại thuốc có chứa hoạt chất kể trên như là Panadol, Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Naproxen… Những loại thuốc này đều thuốc nhóm thuốc không kê đơn nên bạn dễ dàng có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Paracetamol - thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng nhất hiện nay Việc sử dụng các loại thuốc này cũng cần tuân thủ theo đúng liều lượng. Để xác định được chính xác liều lượng cần dựa theo cân nặng của từng đối tượng, ví dụ như: Người lớn: Dùng 3g/ ngày, chia thành 4 - 6 lần, mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ. Trẻ em: Dùng 60mg/kg/ ngày, chia làm 4 - 6 lần, mỗi lần cách nhau từ 4 - 6 giờ. Thuốc kháng sinh Kháng sinh là loại thuốc chỉ được phép sử dụng khi xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm đường hô hấp trên bao gồm: Amoxicillin, Augmentin, Cefixime, Clarithromycin, Azithromycin, Sulfamethoxazole… Đặc biệt, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận như gan, thận, khiến cơ thể bị nhờn thuốc và giảm đề kháng của cơ thể. Từ đó gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. >>> Đọc thêm: Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên uống thuốc gì Thuốc kháng virus Đây là loại thuốc chữa viêm đường hô hấp trên thường được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc yếu tố nguy cơ, điển hình như: cúm nặng, cúm ác tính, cúm trên bệnh nhân có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, suy thận, phụ nữ có thai, người cao tuổi… Theo một số nghiên cứu, các liệu pháp kháng virus như thuốc ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể làm giảm thời gian nhiễm bệnh nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu hoặc đến mùa dịch, bạn có thể mua những loại thuốc này về uống phòng bệnh. Thuốc thông mũi Trong thuốc thông mũi có chứa các thành phần thuộc nhóm kháng histamin giúp ức chế hoạt động quá mức của các thụ thể gây viêm trên niêm mạc mũi, nhờ đó giảm sự tiết dịch và chống tắc nghẹt mũi. Sử dụng thuốc thông mũi giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi Thông thường, các loại thuốc thông mũi sẽ ở dạng viên uống và loại xịt. Tuỳ vào từng nhu cầu, người bệnh có thể lựa chọn loại phù hợp với bản thân. Thuốc kháng viêm Viêm là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Vì vậy, trong các trường hợp viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ như viêm họng, viêm amidan… người bệnh thường không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, khi thấy cơ thể có dấu hiệu của sự phù nề, tổn thương do sưng tấy bạn có thể sử dụng các nhóm thuốc chống viêm phế quản chứa các hoạt chất như betamethasone, dexamethassone, fluocinolone… Thuốc giảm ho Ho cũng là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể. Song, nếu tình trạng xảy ra liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Với trường hợp này, người bệnh có thể dùng các loại thuốc ho để giảm tần suất diễn ra cơn ho. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc ức chế trung tâm gây ho ở não như guaifenesin, codein, dextromethorphan… Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các loại viên ngậm ho có chiết xuất từ dược liệu giúp làm dịu cơn ho, bổ phế rất hiệu quả. Thuốc giảm ho làm dịu các cơn ho hiệu quả Điều trị bằng bài thuốc Đông y Theo Đông y, bệnh lý này nằm trong phạm vi cùng các chứng như khái thấu, cảm mạo, nhũ nga… với nguyên nhân chính là do phong hàn, phong nhiệt gây nên. Tuỳ vào mức độ bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau bao gồm:  Điều trị các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên nhờ các bài thuốc đông y Thể ngoại cảm phong hàn Triệu chứng bệnh: Đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, sợ lạnh, không ra mồ hôi, không sốt hoặc sốt nhẹ, lưỡi rêu trắng, mạch khẩn. Bài thuốc:  Chuẩn bị một số dược liệu như kinh giới 6g, tô diệp 6g, phòng phong 6g, liên kiều 10g, kim ngân hoa 10g, cát cánh 8g, cam thảo 3g, tiền hồ 8g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và sắc thành thuốc uống. Lưu ý: Riêng kinh giới sẽ cho vào sau cùng khi thuốc sôi. Thể ngoại cảm phong nhiệt Triệu chứng bệnh: Đổ mồ hôi, nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mũi, sốt, hầu họng đỏ đau, họng khô, ho có đờm vàng, lưỡi rêu vàng, mạch phù sác. Bài thuốc:  Trường hợp đau nhiều và sốt cao: Chuẩn bị dược liệu gồm liên kiều 10g, cát cánh 8g, kim ngân hoa 10g, bạc hà 5g, kinh giới 6g (cho vào sau), trúc nhự 6g, đạm đậu xị 6g, cam thảo 5g, ngưu bàng tử 5g, hoàng cầm 7g, bảng lam căn 10g sắc thành thuốc uống. Trường hợp ho nhiều: Lấy cúc hoa 10g, tang diệp 10g, hạnh nhân 8g, liên kiều 10g, cát cánh 8g, cam thảo 3g, bạc hà 5g( cho sau), bản lam căn 10g, hoàng cầm 7g sắc thuốc uống mỗi ngày. Một số lưu ý khi dùng bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên Để giảm nhanh các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau: Tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, bác sĩ: Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn về phác đồ điều trị và sử dụng thuốc một cách “đúng người - đúng bệnh”. Sử dụng thuốc và liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ điều trị thường sẽ kê đơn thuốc theo  từng mức độ bệnh, vị trị bị nhiễm khuẩn và phạm vi ảnh hưởng, do đó bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia. Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau: Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ sử dụng các loại kháng sinh điều trị khác nhau. Việc tự ý kết hợp thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không sử dụng thuốc lúc đói: Bụng đói là lúc dạ dày hoạt động mạnh nhất, việc sử dụng thuốc có thể gây ra các hiện tượng loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày và làm giảm tác dụng của thuốc. Trên đây là một số bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên mà An Phế Thái Minh muốn gửi với bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn và có thể áp dụng một cách hiệu quả, an toàn nhất.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên uống thuốc gì hiệu quả?

Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 70% các bậc phụ huynh thường tự ý mua thuốc cho trẻ khi bị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì thế, bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về vấn đề trẻ bị viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì, cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Mẹo dân gian chữa viêm phổi cho trẻ không thể bỏ qua

Viêm phổi là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, dễ dàng để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc Tây y, cũng có rất nhiều người vẫn tin tưởng và sử dụng các mẹo dân gian chữa viêm phổi cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem các phương pháp ấy là gì qua bài viết dưới đây.

An Phế Thái Minh có giảm đờm, ho, khó thở tốt không, dùng bao lâu thì có tác dụng

An Phế Thái Minh là sản phẩm thế hệ mới cho 3 bệnh lý mãn tính ở phổi: viêm phế quản, hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD theo cơ chế “3 giảm” duy nhất trên thị trường giúp giải quyết trọn vẹn các vấn đề của người bệnh. Từ đó, giúp người bệnh sống thoải mái, dễ chịu và trọn vẹn hơn.

Lá hen - Khắc tinh của bệnh phổi mạn tính

Cây Lá hen còn có tên gọi khác là Bồng bồng, Bàng biển, Nam tỳ bà, có tên khoa học là Calotropis gigantea, thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Là một trong số rất ít thảo dược có tác dụng trên bệnh hen và được sử dụng từ lâu trong dân gian để trị hen suyễn, bằng cách sắc lá uống, nên được gọi tên là cây Lá hen

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...