Đợt cấp COPD: Giải mã "cơn ác mộng" của người bệnh COPD

Có bao giờ bạn ho đến nghẹn thở, tức ngực đến tưởng chừng như tim mình vỡ tung? Đó chính là những trải nghiệm kinh hoàng mà người bệnh COPD phải đối mặt trong các đợt cấp COPD, một "cơn ác mộng" thực sự trong cuộc sống của họ. Hiểu rõ về nó là bước đầu tiên để chiến thắng "cơn ác mộng" này, cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về đợt cấp, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

doi-cap-copd.jpgĐợt cấp COPD là gì?

COPD, viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease, là một trong những bệnh lý phổi phổ biến và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Bệnh lý này gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương dần dần các đường thở, làm hạn chế lưu thông không khí và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và đờm.

Đợt cấp COPD là giai đoạn bệnh trở nặng đột ngột, khiến các triệu chứng ho, đờm, khó thở tăng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy cơ của đợt cấp này thường cao khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hoặc nhiễm trùng. Đây là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Những người mắc COPD đều có nguy cơ gặp các đợt cấp, khi đợt cấp COPD xuất hiện, việc chăm sóc và xử lý kịp thời rất quan trọng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đủ, uống đủ nước và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu tình trạng khó thở nghiêm trọng, cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.

Dấu hiệu nhận biết đợt cấp COPD

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra khi tình trạng bệnh tăng cường hoặc khi có các yếu tố kích thích bên ngoài gây ra cơn khó thở và tăng tắc nghẽn ống khí. Đợt cấp thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần lưu ý:

  • Ho: Ho tăng nặng, ho nhiều hơn bình thường, ho dai dẳng và có thể ho ra đờm vàng, xanh hoặc nâu.

dau-hieu-nhan-biet-dot-cap-copd.jpgDấu hiệu nhận biết đợt cấp COPD

  • Khó thở: Khó thở khi gắng sức, thậm chí khó thở khi nghỉ ngơi, thở khò khè, thở rít.
  • Tăng tiết đờm: Đờm nhiều hơn bình thường, đờm đặc, dính, khó khạc.
  • Thay đổi màu sắc đờm: Đờm có màu vàng, xanh hoặc nâu, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Tức ngực: Cảm giác tức ngực, nặng ngực, khó chịu.
  • Tiếng rít khi thở: Tiếng rít khi thở, nghe rõ hơn khi thở ra.

>>> Xem thêm:  Phổi tắc nghẽn mạn tính mùa nồm ẩm

Nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD

Đợt cấp COPD là một trạng thái nguy hiểm và không dễ dàng xảy ra, thường là kết quả của việc tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân chính thường bao gồm: 

  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số virus, vi khuẩn có thể gây lên đợt cấp gồm: Picornaviruses, Coronavirus (Covid 19), Adenovirus, Staphylococcus Aureus,...
  • Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với khói bụi, khí độc hại có thể kích thích đường thở và làm trầm trọng thêm tình trạng COPD.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến COPD và làm tăng nguy cơ đợt cấp.
  • Tiếp xúc với khói bụi: Tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, bụi mịn PM2.5,... có thể làm kích thích đường thở và gây ra đợt cấp.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến đường thở và dẫn đến đợt cấp.

Để phòng ngừa, bạn cần hạn chế các yếu tố nguy cơ trên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp:

  • Suy hô hấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong, các triệu chứng của suy hô hấp bao gồm: khó thở nặng, thở nhanh, tím tái, lơ mơ, mất ý thức.

bien-chung-dot-cap-copd.jpgBiến chứng đợt câp COPD có thể xảy ra

  • Viêm phổi: Đợt cấp COPD có thể gây ra viêm phổi hoặc làm trầm trọng hơn các trường hợp viêm phổi đã tồn tại trước đó. Viêm phổi có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều và khó thở đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Tăng áp lực động mạch phổi: Các bệnh nhân COPD thường có nguy cơ cao hơn về các vấn đề về tim mạch. Đợt cấp COPD có thể làm tăng huyết áp và làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi là tình trạng khí thoát ra khỏi phổi và vào khoang màng phổi do tắc nghẽn đường dẫn khí trong thời gian dài, bệnh nhân hít vào mà không thở ra được, các phế nang nở ra hình thành phế thũng. Các phế nang này lớn dần và vỡ vào khoang phổi gây tràn khí màng phổi. Tình trạng này có thể gây khó thở và thậm chí là suy hô hấp.
  • Thiếu oxy trong máu: Khó thở trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra sự giảm đi lượng oxy được cung cấp đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các vấn đề về chức năng của não và tim, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra tử vong.

Chẩn đoán đợt cấp COPD

Chẩn đoán đợt cấp COPD là việc xác định xem bệnh nhân có đang trải qua đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hay không. Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Khi gặp phải các đợt cấp, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như:

  • Khó thở tăng dần
  • Khạc nhiều đờm hơn
  • Màu sắc của đờm thay đổi
  • Có thể gặp các triệu chứng toàn thân như sốt, đau tức ngực, ý thức hỗn loạn,...

chan-doan-dot-cap-copd.jpgChẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bác sĩ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu tăng nặng để chẩn đoán đợt cấp và đưa ra phương án điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng dễ dàng nhận thấy bao gồm: 

  • Hô hấp: Khó thở ngay cả lúc đang nghỉ ngơi, tím tái, SPO2 < 88%, chuyển động ngực bụng nghịch thường, nhịp thở nhiều hơn 25 lần/phút
  • Tim mạch: Nhịp tim rối loạn, xanh tím, phù nề chân, tim đập nhanh hơn 100 lần/phút
  • Rối loạn ý thức
  • Nồng độ PaO2 trong máu nhỏ hơn 55 mmHg, PaCO2 lớn hơn 45 mmHg

Người bệnh có tiền sử điều trị COPD bằng oxy dài hạn tại nhà, có bệnh nền đi kèm như tim mạch, người bệnh nghiện rượu hay tổn thương hệ thần kinh,...

Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và thông tin lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về đợt cấp và lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Hướng dẫn xử trí đợt cấp COPD

Khi gặp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bạn cần:

  • Tìm kiếm sự trợ giúp y tế: Đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ và thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để cơ thể phục hồi.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và dễ khạc ra ngoài.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm không khí, giúp bạn dễ thở hơn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Giảm thiểu bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng đường thở.

Các cách điều trị đợt cấp COPD

Việc điều trị kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều trị đợt cấp COPD thường nhằm vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân.

Mục tiêu điều trị 

  • Đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân
  • Giảm tắc nghẽn đường thở
  • Điều trị nguyên nhân gây lên đợt cấp
  • Phòng ngừa biến chứng.
  • Giúp người bệnh trở lại trạng thái bình thường trước khi đợt cấp xảy ra.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây thuốc nam trị bệnh phổi tắc nghẽn

Phương pháp điều trị đợt cấp COPD

Điều trị đợt cấp COPD thường nhằm vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân. Các phương pháp đi

  • Liệu pháp thở oxy: Cung cấp oxy qua máy thở để giảm thiểu nguy cơ suy giảm oxy hóa máu và giảm triệu chứng khó thở. Liệu pháp oxy có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà.
  • Thuốc giãn phế quản: Giúp giãn cơ trơn đường thở, làm tăng đường kính phế quản, giúp dễ thở hơn.

dieu-tri-dot-cap-copd.jpg

Phương pháp điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Thuốc kháng cholinergic: Giúp giảm tiết đờm, làm loãng đờm và dễ dàng khạc ra ngoài.
  • Corticosteroid: Giúp giảm viêm đường thở, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ tái nhập viện.
  • Kháng sinh: Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, một nguyên nhân phổ biến gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.
  • Việc điều trị đợt cấp cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Dự phòng đợt cấp COPD

Để dự phòng đợt cấp và giữ cho tình trạng sức khỏe ổn định, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Vì thế, bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính cần: 

  • Tránh xa khói bụi và các tác nhân gây kích ứng đường thở.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu khuẩn.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng và đồng hành chặt chẽ từ bác sĩ và nhân viên y tế. Bệnh nhân cũng cần tự quản lý tốt bệnh tình và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ đạo của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của điều trị và tránh biến chứng nghiêm trọng.

Đợt cấp COPD là giai đoạn nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu biết về đợt cấp là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Trên đây là những thông tin mà An Phế Thái Minh muốn cung cấp đến cho bạn, mong rằng những thông tin này là hữu ích. Chúc bạn sức khỏe

 

Cập nhật lúc: 21/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...