Cách Sử Dụng Cây Thuốc Nam Trị Ho An Toàn Và Hiệu Quả
Ho là một triệu chứng phổ biến và gây khó chịu, thường đi kèm với nhiều bệnh lý về hô hấp. Thay vì dùng thuốc tây, nhiều người đã tìm đến các biện pháp tự nhiên, trong đó cây thuốc nam trị ho được coi là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Cây thuốc nam không chỉ có khả năng làm dịu cơn ho mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà không gây ra tác dụng phụ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những loại cây thuốc nam trị ho phổ biến và cách sử dụng chúng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây tía tô
Tía tô tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britt, là một cây thuốc nam trị ho an toàn có thể dễ dàng được tìm thấy ở sau nhà. Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt mà còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc, cẩm nang trị ho dân gian.
Công dụng
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tín ôn, vào hai kinh phế, tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.Cành tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Mô tả cây
Tía tô là mọc quanh năm, thân thẳng có lông, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa ro, phiến lá có màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím. Có hai loại tía tô là Perilla ocymoides var. purpurascens lá có màu tím hung và Perilla ocymoides var..bicolor có lá màu lục và gân lá màu tím hung. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch nhỏ, hình cầu, đường kính 1mm, màu nâu nhạt, có mạng.
Một số bài thuốc trị ho từ tía tô
- Chữa cảm mạo: Dùng một nắm lá tía tô tươi, 3 lát gừng, 2 củ hành khô băm nhỏ, cho vào bát, đập một quả trứng rồi cho cháo vào, trộn đều, ăn nóng.
- Chữa ho, khó thở: Dùng phần vỏ của cây dâu tằm cùng với lá tía tô đun với một lượng nước tương đối, cho đến khi thấy còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.
- Lá tía tô chữa bệnh hô hấp:
- Dùng lá tía tô 15g, gừng khô 3g; sắc nước uống trong ngày. Hỗ trợ điều trị chữa viêm khí quản mạn tính. Sau khi dùng thuốc 10-15 ngày triệu chứng ho và khó thở cải thiện rõ rệt. Đa số bệnh nhân phản ánh ăn uống ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn. Một số thấy lợi tiểu và giảm phù. Cá biệt thấy miệng khô, nước bọt giảm, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, có tính tạm thời, không cần xử lý, sau một thời gian thì tự hết.
- Dùng hạt tía tô, hạt cải thìa, hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán thô, trộn đều; mỗi ngày dùng 9g sắc nước uống. Nếu đại tiện táo bón thì hòa thêm chút mật ong. Mùa đông trời lạnh thêm 3 lát gừng cùng sắc uống, chữa chứng suyễn thở, ho nhiều đờm ở người cao tuổi.
Húng chanh trị ho khan khản tiếng
Húng chanh, hay còn gọi là tần dày lá, rau thơm lông, dương tử lô, có tên khoa học là là Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng một loại cây thuốc nam quen thuộc trong y học dân gian Việt Nam. Với hương thơm dễ chịu và nhiều công dụng chữa bệnh, húng chanh đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tìm kiếm phương pháp tự nhiên để trị ho khan và khản tiếng.
Công dụng
Theo đông y, húng chanh được dùng để chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, ho khan, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam, đau bụng,...
Theo y học hiện đại, húng chanh có thành phần chính là Carvacrol (~40%), có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm, bao gồm cả những chủng kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng carvacrol có khả năng giảm viêm, giúp giảm các triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm, nó cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư và có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Mô tả cây
Húng chanh là cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20-50cm. Thân mọc đứng, phần sát gốc hóa gỗ, lá mọc đối, dày, mọng nước, hình trứng, đầu hơi nhọn, mép khía răng tròn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông dày, các vòng mang hoa sút nhau, hoa nhỏ màu tím hồng, đài hình chuông, có lông. Quả bế tư, nhỏ, hình cầu, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ, mùi thơm như chanh.
Cây ưa sáng, ưa ẩm, chịu được hạn, phân bổ ở khắp nơi tại Việt Nam
Một số bài thuốc cây thuốc nam trị ho từ húng chanh
- Bài thuốc chữa ho, viêm họng, khản tiếng
- Lá húng chanh tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước dần dần. Hoặc lấy 20g lá tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống làm 2 lần trong ngày.
- Đối với trẻ em, lấy lá tươi rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm và cho uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa ho gà
- Húng chanh 10g, mạch môn 12g, vỏ rễ dâu 12g, bách bộ 10g, rau sam 10g. Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục 15-30 thang.
- Chữa cảm mạo do lạnh
- Húng chanh 10g, bách bộ 12g, tía tô 12g, xạ can 10g, trần bì 8g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang trong 5 ngày liền.
Sen cạn - cây thuốc nam trị bệnh ho
Sen cạn, hay còn gọi là địa liên, tên khoa học là Tropaeolum majus L. là một loại cây thuốc nam quen thuộc với người dân Việt Nam nhờ vào những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Được biết đến với khả năng trị ho hiệu quả, sen cạn không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho khu vườn mà còn là một "vị thuốc" quý trong y học cổ truyền. Những cơn ho dai dẳng, ho khan hay ho có đờm đều có thể được làm dịu đi nhờ những bài thuốc từ sen cạn.
Công dụng
Tại Peru, Sen cạn được ứng dụng để chữa viêm bàng quang và viêm phế quản mà không ghi nhận phản ứng phụ đối với cơ thể và cũng không làm mất thăng bằng hệ vi sinh đường ruột.
Theo nghiên cứu, toàn bộ cây sen đá đều chứa glucotropeolozit thủy phân tạo ra izothioxyanai benzyl có tính kháng khuẩn và kháng nấm, chống viêm, giảm các triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do viêm gây ra. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng benzyl isothiocyanate có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Nó hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và ức chế các con đường tín hiệu liên quan đến sự phát triển ung thư.
Mô tả cây
Sen cạn là loại cây leo, sống quanh năm, lá đơn, mọc so le, cuống faif, phiến lá tròn, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn, hoa học ở kẽ lá, to, lưỡng tính không đều.Quả cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ có thành dày xốp, khi chín sẽ tách rời khỏi trục. Hạt không nội nhũ.
Ở nước ta, sen cạn chủ yếu được trồng làm cảnh, tác các nước Nam Mỹ, sen đá được sử dụng làm gia vị, một số nơi dùng hạt làm thuốc
Một số bài thuốc nam trị ho từ sen cạn
Chữa ho do lạnh
Lá sen cạn tươi 20 - 30g hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.
Chữa phổi yếu, thận yếu, tiểu tiện khó
Nụ hoa sen cạn hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, thêm ít chất thơm, chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể dùng lá sen cạn tươi 20 - 30g sắc uống.
Việc sử dụng cây thuốc nam để trị ho không chỉ là một phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả mà còn là một phần quan trọng của y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp chế biến, đồng thời cần lắng nghe cơ thể và tư vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại sẽ giúp chúng ta tận dụng tối đa các lợi ích của cây thuốc nam, mang lại sức khỏe và sự an tâm cho mọi người. Trên đây là những thông tin mà An Phế Thái Minh muốn cung cấp cho bạn, hy vọng bài viết này là hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đón đọc.
Ngoài sử dụng thuốc, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng. Tham khảo một số bài viết dưới đây: