Cây hoa hòe là cây gì? Tìm hiểu tác dụng thần kỳ của cây hòe
Cây hoa hòe, tên khoa học là Sophora japonica L., là cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Hoa hòe trong đông y là một vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền, y học hiện đại cũng chứng minh cây hòe có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ càng hơn tại bài viết dưới đây nhé!
Cây hoa hòe là cây gì?
Cây hoa hòe hay hòe hoa, hòe mễ, hòe mễ thán, cây hòe có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đông Á, hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, cây hòe phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Thái Bình, Nam Định và các tỉnh Tây Nguyên,...
Hoa hòe có thể cao đến 20m và đường kính thân cây có thể lên đến 50cm. Vỏ cây hòe màu xám nâu, nứt dóc, lá kép lông chim gồm 7-19 lý chét hình bầu dục nhọn. Hoa hòe mọc thành chùm ở đầu cành, màu trắng ngà, có mùi thơm đặc trưng. Quả hòe hình đậu, khi non có màu xanh lục và chuyển dần sang nâu đen khi đã chín. Hạt hòe có màu nâu đen, hình thận.
Hoa hòe chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, giàu chất chống oxy hóa vì thế hoa hòe có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Nụ hoa chưa nở là bộ phận chiết xuất chủ yếu nhờ hàm lượng rutin và quercetin cao, có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe.
Tác dụng của cây hoa hòe
Đối với Đông y
Theo Đông y, Cây hoa hòe có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, tỳ. Cây hoa hòe hỗ trợ điều hòa khí huyết, tàng trữ máu, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp và hỗ trợ tiêu hóa, vận hóa thức ăn. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc bao gồm: hoa, nụ, quả, hạt và vỏ thân.
Tác dụng chính của cây hoa hòe trong đông y bao gồm:
- Thanh nhiệt, lương huyết, an thần: Hỗ trợ hạ sốt, thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, an thần, ngủ ngon.
- Cầm máu, tiêu ứ: Hỗ trợ cầm máu trong các trường hợp chảy máu cam, rong kinh, chảy máu mũi, vết thương do va đập.
- Trị ho, long đờm: Hỗ trợ giảm ho, long đờm, giảm các triệu chứng cảm cúm, viêm họng.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hỗ trợ hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Giảm đau, chống viêm: Hỗ trợ giảm đau khớp, giảm viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, gout.
Hoa hòe là một vị thuốc quý, có giá trị, nên một số người đã làm giả mạo nụ hòe bằng cách, lấy những cành hòe nhỏ, có kích thước tương đương với nụ hoa, thái nhỏ rồi trộn lẫn vào vị thuốc. Do đó đã làm giảm giá trị chữa bệnh của hoa hòe.[1] Vì thế, khi mua hoa hòe nên chọn đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng.
Dược liệu nụ hoa hòe khô
Ngoài hoa hòe ra, người ta còn dùng một số bộ phận khác của cây hòe, cũng dùng làm thuốc như quả hòe, còn gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn, có khả năng thanh đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, phụ nữ bị nhọt vú, hoặc trị tăng huyết áp, trị di, mộng tinh. Hoặc lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Hoặc đem lá hòe, đồ chín, phơi khô, sắc uống hàng ngày, trị mắt bị mờ.[1]
Cách bào chế
Trong đông y, có nhiều cách để bào chế và sử dụng hoa hòe làm thuốc, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng. Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Ngoài ra, cũng có thể bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Cây hoa hòe trong y học hiện đại
Thành phần hóa học
Cây hoa hòe có thành phần hóa học chủ yếu là Flavonoid, trong đó Quercetin là flavonoid thực vật có hoạt tính chống oxy hóa mạnh [2], ngay cả ở nồng độ thấp [2-4]. Quercetin tồn tại tự nhiên ở dạng tự do (gọi là aglycon) hoặc dạng liên kết, thường gặp là rutin [5-6]. Ở nước ta và một số nước Châu Á khác, quercetin được thu nhận chủ yếu từ rutin trong nụ hoa khô của cây Hòe (Sophora japonica L.), được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh trong đó có phổi tắc nghẽn mạn tính copd
Flavonoid có nhiều ở cây Hòe, trong đó hàm lượng rutin là lớn nhất (6 đến 38% trong nụ)[4-5], cánh hoa chứa 70 % hàm lượng rutin trong hoa. Rutin còn có ở nhiều bộ phận khác của cây hoa hòe:
- Hoa đã nở chứa 8 % rutin,
- Lá chứa 6,6 % flavonoid toàn phần trong đó có 4,7 % rutin,
- Vỏ quả chứa 10,5 % flavonoid toàn phần trong đó có 4,3 % rutin,
- Nụ chứa 1,75 % flavonoid toàn phần trong đó có 0,5 % rutin,
Ngoài rutin trong hoa hòe còn chứa betulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B, sophorin C và sophorose[2]
Tác dụng dược lý của nụ hoa hòe
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch
Rutin và quercetin trong nụ hoa hòe giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, giúp mao mạch đàn hồi hơn, bảo vệ mao mạch khỏi tổn thương. Nụ hoa hòe giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do mao mạch yếu như xuất huyết, bầm tím, suy tĩnh mạch.
Ở người cao tuổi, mao mạch không còn nguyên vẹn như trước và sự trao đổi chất giảm dần càng thúc đẩy quá trình lão hóa. Trong trường hợp này, rutin lại có khả năng duy trì tình trạng bình thường của mao mạch, bảo đảm cho mao mạch làm được chức năng trao đổi chất. Ngoài ra, rutin còn có thể củng cố sức bền thành mạch, do đó hạn chế được hiện tượng suy tĩnh mạch lúc tuổi già.
- Tác dụng chống viêm
Nụ hoa hòe có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp giảm đau, sưng, tấy đỏ trong các trường hợp viêm nhiễm. Nụ hoa hòe được sử dụng để điều trị các bệnh viêm như viêm khớp, viêm da, viêm loét dạ dày tá tràng.
Rutin và quercetin kích thích tuyến thượng thận tiết adrenalin, làm tăng hàm lượng adrenalin trong máu từ đó làm giảm sưng và đau, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương và kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, tăng cường khả năng miễn dịch.
- Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu
Nụ hoa hòe giúp hạ huyết áp ở người cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Quercetin còn giúp hạ cholesterol máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Hoa hòe có tác dụng hạ huyết áp
- Tác dụng cầm máu
Nụ hoa hòe giúp cầm máu hiệu quả, được sử dụng để điều trị các trường hợp chảy máu cam, rong kinh, chảy máu vết thương. Than nụ hoa hòe sao cháy và nước sắc nụ hoa hòe có tác dụng cầm máu nhanh chóng.
- Tác dụng chống tập kết tiểu cầu
Nụ hoa hòe giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim nhờ Rutin có khả năng làm giảm số lượng tiểu cầu và ức chế kết tập tiểu cầu. Quercetin cũng có tác dụng tăng cao hàm lượng cAMP (một phân tử tín hiệu đóng vai trò trung gian truyền tín hiệu từ hormone, yếu tố kích thích bên ngoài đến các protein trong tế bào, dẫn đến nhiều thay đổi trong chức năng tế bào) trong tiểu cầu của người và ức chế kết tập tiểu cầu do ADP (phân tử cung cấp năng lượng tế bào) gây nên.
- Tác dụng đối với tim
Quercetin có trong nụ hoa hòe có tác dụng làm giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn tim, làm giảm thời gian xuất hiện rối loạn tim, hạ thấp hàm lượng MDA (một hợp chất được tạo ra trong cơ thể do quá trình peroxidation lipid, xảy ra khi các gốc tự do tấn công các axit béo, nồng độ MDA cao có thể là dấu hiệu của stress oxy hóa tác động tiêu cực tim mạch) trong tổ chức cơ tim và bảo vệ men SOD (là một enzyme chống oxy hóa, là một enzyme chống oxy hóa, bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương, cải thiện chức năng tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ). Ngoài ra, nụ hoa hòe còn có tác dụng làm giảm lượng tiêu hao O2 của cơ tim [7]
Một số bài thuốc từ cây hoa hòe
Phương thuốc giúp cầm máu từ hoa hòe
Trong Đông y,bài thuốc cổ phương hòe hoa tán giúp cầm máu gồm
- Hòe hoa: 12g
- Trắc bách diệp: 12g
- Kinh giới tuệ: 12g
- Chỉ xác: 12g
Nghiền nhỏ các vị thuốc, dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm. Phương thuốc này, cho hiệu quả đối với các trường hợp chảy máu do trĩ, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam…, hoặc vừa có máu bầm vừ chảy máu do chấn thương, sưng đau, và chảy máu.
Bài thuốc trị bệnh trĩ
Hoa hòe còn được dùng để làm thuốc xông hơi và ngâm rửa khi bị trĩ gây đau đớn:
- Hoa hòe: 20g
- Chỉ xác: 20g
- Ngải cứu: 40g
- Phèn chua: 20g
Cho dược liệu vào nồi, thêm nước sạch, bịt kín nồi bằng lá chuối tươi, đun sôi 10 phút. Chọc lỗ và xông trĩ. Sau đó để nước ấm, rồi ngâm, rửa các búi trĩ, sẽ giảm được đau đớn và nhanh khỏi. [1]
Nụ hoa hòe trị bệnh trĩ
Trị thổ huyết
Chuẩn bị:
- Hòe hoa 12g
- Bách thảo sương 4g
Tán dược liệu thành bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị độc nhọt lở sưng tấy
- Hòe hoa sao qua 80g
- Hạch đào nhân 80g
- Dấm 1 chén
Sắc lấy nước thuốc uống, nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (theo Y Phương Trích Yếu Phương).
Lưu ý khi sử dụng nụ hoa hòe
Hoa hòe được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, hoa hòe có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
- Rối loạn tiêu hóa: Hoa hòe có tính hàn, do đó sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
- Hạ huyết áp: Hoa hòe có tác dụng hạ huyết áp, do đó người có huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
- Tương tác thuốc: Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi dùng hoa hòe.
- Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hoa hòe, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, khó thở.
Hoa hòe có thể gay dị ứng
Lưu ý
- Nên sử dụng nụ hoa hòe theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ.
- Không sử dụng nụ hoa hòe cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người có bệnh lý về gan, thận nên thận trọng khi sử dụng nụ hoa hòe.
- Trẻ em dưới 12 tuổi nên thận trọng khi sử dụng hoa hòe.
Cách sử dụng hoa hòe an toàn:
- Sử dụng hoa hòe với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa hòe, đặc biệt nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.
- Bắt đầu sử dụng hoa hòe với liều lượng thấp và tăng dần nếu cần thiết.
- Chú ý đến các dấu hiệu tác dụng phụ và ngừng sử dụng hoa hòe nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Trên đây là một số nội dung về cây hoa hòe mà An Phế Thái Minh muốn đem đến cho bạn, hy vọng những thông tin này là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
[1] GS.TS. Phạm Xuân Sinh (2011), Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp, Sở Y tế Thừa Thiên Huế
[2] Erlund, I, Review of the flavonoids quercetin, hesperetin, and naringenin. Dietary sources, bioactivities, bioavailability, and epidemiology. Nutrition Research, 24 (2004) 851.
[3] Robaszkiewicz A, Balcerczyk A, Bartosz G Antioxidative and prooxidative effects of quercetin on A549 cells, Cell Biol Int, 31 (2007) 1245.
[4] Jaouad Bouayed and Torsten Bohn, Exogenous antioxidants - Double edged swords in cellular redox state, Oxidative Medicine and Cellular Longevity, 3 (2010) 228
[5] Vasantha R.H.P., et al., Ultrasonication-assisted solvent extraction of quercetin glycosides from Idared Apple Peels. Molecules, 16 (2011) 9783.
[6] Thái Duy Thìn, Vũ Đức Lợi, Đặng Thị Ngọc Thư, Nghiên cứu định lượng quercetin nguyên liệu bằng phương pháp HPLC, Tạp chí Dược học, 411 (2010) 43. [6] Bộ môn Thực v
[7] Nguyễn Thanh Huyền (2014), Nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản hoa hòe, luận văn thạc sĩ kỹ thuật trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
> Tìm hiểu thêm:
Quercefit - niềm hy vọng mới cho bệnh nhân COPD
Hải tảo - Vị thuốc quý bảo vệ đường hô hấp trước khói bụi, ô nhiễm
Xuyên tâm liên - Cây thuốc nam chữa bệnh viêm đường hô hấp
Lá hen - Khắc tinh của bệnh phổi mạn tính