Aminophylin trong điều trị cơn hen nặng, nguy kịch

Trong điều trị các cơn hen nặng đến nguy kịch, với việc bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp khí dung salbutamol hay việc tiêm corticoid không hiệu quả, truyền tĩnh mạch Aminophylin trở thành một trong những phương pháp cuối cùng để cứu lấy bệnh nhân. Cùng An Phế Thái Minh tìm hiểu kỹ hơn về Aminophylin trong bài viết dưới đây nhé!

Aminophylin-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-nang.jpg

Aminophylin là gì?

Aminophylin là hợp chất bao gồm thuốc giãn phế quản theophylin và ethylenediamine theo tỷ lệ 2 theophylin với 1 ethylenediamine. Ethylenediamine giúp aminophylin hòa tan tốt hơn vì thế aminophylin thường được tìm thấy dưới dạng dihydrate. Sau khi tạo thành hỗn hợp, aminophylin có tác dụng ít mạnh hơn và ngắn hơn so với theophylin. Ammophyline thường được sử dụng để điều trị các bệnh gây tắc nghẽn đường thở do hen hoặc bệnh COPD. Aminophylline  vừa là một chất đối kháng thụ thể adenosine không chọn lọc vừa là chất ức chế phosphodiesterase.

aminophylin-la-gi.jpgAminophylin là gì

Aminophylin có tác dụng gì đối với cơn hen nặng đến nguy kịch

Theophylin - thành phần chính của aminophylin có nhiều tác dụng dược lý, trong đó, quan trọng nhất là tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản với các cơ chế tác dụng bao gồm:

  • Ức chế phosphodiesterase làm tăng AMP vòng nội bào
  • Tác dụng trực tiếp đến nồng độ Calci nội bào
  • Tác dụng gián tiếp lên nồng độ Calci nội bào thông qua tăng phân cực màng tế bào
  • Đối kháng thụ thể adenosin

Trước đây, theophylin được coi là liệu pháp hàng đầu trong việc điều trị các cơn hen, nhưng do lợi ích mà thuốc đem lại kém hơn so với các liệu pháp khác, phạm vi điều trị hẹp liên quan đến theo dõi nồng độ thuốc khiến liệu pháp này bị đẩy xuống vị trí kém hơn trước. Hen ban đêm hiện nay có thể được cải thiện bằng glucorticoid hoặc salmeterol dạng hít và được sử dụng nhiều hơn so với aminophylin do  cơ thế tác động nhanh và hiệu quả hơn.

cau-truc-hoa-hoc-aminophylin.jpgCấu trúc hóa học của Aminophylin

Các chế phẩm theophylin giải phóng nhanh không còn được sử dụng do nhiều tác dụng phụ, nhưng các chế phẩm giải phóng chậm như aminophylin vẫn được sử dụng để điều trị các cơn hen từ nặng đến nguy kịch bằng đường tiêm tĩnh mạch, khi mà các thuốc hít kích thích beta 2 hay corticoid không còn có tác dụng đối với người bệnh.

Ngoài ra, aminophylin còn có tác dụng trong việc kích thích cơ tim nên được sử dụng nhiều đối với các cơn hen nguy kịch gây ngừng thở, ngừng tim, tím tái hay điều trị cơn ngừng thở lâu trên 15 giây, kèm theo nhịp tim đập chậm và xanh tím ở trẻ thiếu tháng. Tuy nhiên, vì tình chính độc tiềm tàng, cần phải cân nhắc khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi, nếu phải dùng aminophylin, cần bảo tồn liều đầu tiên và liều duy trì.

Phác đồ điều trị

Chỉ định 

  • Aminophylin truyền tĩnh mạch được dùng trong điều trị cơn hen phế quản nặng đến nguy kịch, khi các can thiệp trước đó không đáp ứng thuận lợi cho bệnh nhân bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn tri giác, khó thở nhiều, SpO2<92%, tím tái, ngưng thở,...
  • Amiophylin được dùng trong điều trị cơn hen phế quản nặng không đáp ứng nhanh với thuốc phun mù kích thích Beta2
  • Được dùng trong xử trí cơn ngưng thở tái diễn ở trẻ thiếu tháng 

chi-dinh.jpgAminophylin điều trị cơn hen phế quản nặng đến nguy kịch

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với các xanthin hoặc bất kỳ thành phần nào của aminophylin
  • Người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng
  • Người bị co giật, động kinh không kiểm soát được (do aminophylin có khả năng gây kích thích hệ thần kinh trung ương).

Liều dùng và cách sử dụng

Cách dùng: 

  • Aminophylin dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20-30 phút) không pha loãng
  • Truyền chậm tĩnh mạch, pha với một lượng lớn dịch truyền, tốc độ truyền không quá 25mg/phút

Liều dùng:

Khi sử dụng Aminophylin, cần phải đo nồng độ theophylin trong huyết tương sau mỗi 4-6 giờ sau khi bắt đầu tiêm truyền tĩnh mạch do khoảng cách hẹp giữa liều điều trị và liều gây độc. Nồng độ điều trị của theophylin trong huyết tương là 10-20 mg/l.

Liều dùng trị cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng: Liều nạp 5mg/kg, tốc độ truyền tĩnh mạch duy trì:

  • Cho trẻ sơ sinh 24 ngày tuổi: 0.10 mg/kg/giờ
  • Cho trẻ trên 24 ngày tuổi: 0.15 mg/kg/giờ

Liều dùng trị co thắt phế quản ở trẻ em và người lớn:

  • Liều nạp: người lớn và trẻ em: 6mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20-30 phút
  • Tốc độ truyền tối đa: 25mg/phút
  • Liều duy trì: 0,5-0,7 mg/kg/giờ, liều duy trì được điều chỉnh theo nồng độ theophylin trong huyết tương
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 1.0 mg/kg/giờ, liều duy trì được điều chỉnh theo nồng độ theophylin trong huyết tương

Tác dụng phụ

  • Aminophylin gây kích ứng dạ dày, ruột, 
  • Kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở trẻ em
  • Tiêm tĩnh mạch aminophylin cho người đã dùng theophylin dạng uống có thể gây loạn nhịp tim chết người
  • Nhịp tim nhanh
  • Kích động
  • Bồn chồn
  • Buồn nôn, nôn

tac-dung-phu.jpgAminophylin có thể gây buồn nôn, nôn

Giảm liều lượng truyền aminophylin để giảm tỷ lệ xảy ra và mức độ nghiêm trọng về ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, nếu những tác dụng phụ này vẫn còn, ngừng thuốc ngay lập tức.

Lưu ý khi sử dụng Aminophylin 

  • Không tiêm tĩnh mạch theophylin cho người bệnh đã dùng theophylin uống vì có thể gây loạn nhịp tim chết người.
  • Aminophylin là phương án cuối, khi thuốc kích thích beta 2 và corticoid không có tác dụng. 
  • Không dùng aminophylin đồng thời với những thuốc xanthin khác
  • Những người hút thuốc, uống rượu  có thể cần liều lớn hơn hoặc thường xuyên hơn
  • Giảm liều và theo dõi cần thận nồng độ theophylin huyết thanh ở những người bệnh suy tim, xơ gan, nhiễm virus, suy gan và người cao tuổi.
  • Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú
  • Không sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc do aminophylin có khả năng kích thích thần kinh trung ương gây bồn chồn, mất ngủ

Tương tác thuốc

  • Aminophylin tăng giải trừ lithi và làm giảm hiệu lực của thuốc, nếu sử dụng cùng lúc, cần sử dụng liều cao hơn
  • Aminophylin biểu lộ độc tính với ephedrin và những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác, dùng chung dễ làm loạn nhịp tim
  • Cimetidin, thuốc tránh thai uống, propranolol,... có thể làm tăng nồng độ theophylin huyết thanh. Methotrexat làm giảm độ thanh thải theophylin
  • Phenytoin, barbiturat,... có thể làm giảm nồng độ theophylin huyết thanh

Làm gì khi bị quá liều Aminophylin

Biểu hiện: chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mất ngủ, bồn chồn, nhức đầu, hưng cảm kích động, khát cực độ, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực, loạn nhịp. Co giật có thể xảy ra mà không báo trước và thường dẫn đến tử vong

Điều trị: Nếu không xảy ra co giật, loại bỏ thuốc khỏi dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa faj dày. Khi người bệnh co giật, hôn mê, không phản xạ, làm thông thoáng đường thở, đặt ống nội khí quản và rửa dạ dày, điều trị cơn co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam 0,1-0,3 mg/kg, tối đa 10mg

cap-cuu-qua-lieu.jpgCấp cứu khi quá liều Aminophylin

Phục hồi cân bằng nước và điện giải, trong những tình huống đe dọa sự sống, có thể dùng phenothiazin đối với sốt cao khó chữa và propranolol đối với chứng tim đập quá nhanh. Ở người có suy tim sung huyết hoặc bệnh gan, thẩm tách máu có thể làm tăng thanh thải theophylin gấp 2 lần.

Một số câu hỏi về Aminophylin

Câu 1: Aminophylline có thể được sử dụng lâu dài không?

Trả lời: Aminophylline không nên được sử dụng lâu dài để điều trị hen phế quản. Việc sử dụng Aminophylline lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, Aminophylline chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị cơn hen cấp hoặc khi bệnh nhân không thể sử dụng các thuốc hen dạng hít. Việc sử dụng lâu dài Aminophylline có thể dẫn đến một số nguy cơ như:

  • Suy giảm chức năng gan
  • Loãng xương
  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim

Câu 2: Aminophylline có thể được mua tự do tại nhà thuốc không?

Trả lời: Không, Aminophylline là thuốc kê đơn và chỉ được bán theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua và sử dụng Aminophylline có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, bao gồm tác dụng phụ nghiêm trọng và tương tác thuốc.

mua aminophylin.jpgAminophylin có mua được ở hiệu thuốc không?

Câu 3: Aminophylline có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không?

Trả lời: Aminophylline có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết: Aminophylline có thể làm tăng hoặc giảm kết quả xét nghiệm đường huyết.
  • Xét nghiệm nồng độ uric acid: Aminophylline có thể làm tăng kết quả xét nghiệm nồng độ uric acid.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Aminophylline có thể làm tăng nồng độ enzyme gan trong máu.

Vì thế, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng Aminophylline trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào để bác sĩ có thể giải thích kết quả xét nghiệm chính xác.

Tài liệu tham khảo

https://emed.bvbnd.vn/wiki/phac-do/pd-dt/hen-suyen/

https://ykhoaphuocan.vn/thuvien/duoc-thu/Theophylin

Có thể bạn quan tâm:

Tăng cường sức khỏe đường hô hấp của bạn với Vitamin C

Hiệu quả của Salmeterol trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp

Corticoid và ứng dụng của Corticoid trong điều trị bệnh hô hấp

Cập nhật lúc: 15/05/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...